RFID và NFC là 2 công nghệ được áp dụng rộng rãi trong các ứng dụng quản lý kho, thanh toán tự động, chia sẻ dữ liệu… nhưng khá khó để phân biệt được RFID và NFC. Đặc điểm giống nhau và khác nhau của chúng và ứng dụng vào đâu. Hãy cùng RASSTEK BLOG tìm hiểu ngay sau đây nhé.
1. Công nghệ RFID là gì?
RFID (Radio Frequency Identification) là công nghệ nhận dạng qua sóng vô tuyến. Được giới thiệu vào những năm 1980 để nâng cấp thay thế cho công nghệ tem mã vạch. RFID hoạt động theo hướng một chiều giữa thẻ RFID và đầu đọc RIFD, khoảng cách đọc từ 1m-100m.
Các tần số được sử dụng phổ biến:
- RFID 125 Khz ( LF)
- RFID 13.56 Mhz (HF)
- RFID 2.4 Ghz (UHF)
Thành phần chính trong hệ thống RFID:
+ Đầu đọc thẻ RFID ( RFID Reader): Cần được cấp nguồn có thể là nguồn trực tiếp hoặc nguồn Pin tùy ứng dụng.
+ Thẻ RFID ( RFID Tag): Có 2 loại là là thẻ chủ động ( phải cấp nguồn cho thẻ) với loại thẻ này khoảng cách đọc có thể rất xa và thẻ bị động khá phổ biến xử dụng nguồn trực tiếp từ đầu đọc phát đến.
Các ứng dụng phổ biến sử dụng công nghệ RFID: theo dõi hàng tồn kho, kiểm soát ra vào, hệ thống thu phí tự động, hệ thống quản lý tài sản…
Tham khảo chi tiết công nghệ rfid toàn tập !
2. Công nghệ NFC là gì?
NFC (Near-field Communication) là một nhánh của công nghệ RFID sử dụng băng tần HF được trình làng vào năm 2002. Ứng dụng trong việc truyền dữ liệu không tiếp xúc với tiêu hao năng lượng thấp.
Ngày nay hầu như các dòng Smartphone điều trang bị phần cứng hỗ trợ công nghệ NFC đây được xem là một lợi thế trong việc phát triển các ứng dụng sử dụng NFC như: thánh toán, kiểm tra thông tin sản phẩm,chia sẻ dữ liệu.
3. So sánh công nghệ RFID và NFC
RFID | NFC | |
Thông số kỹ thuật | Tần số: + RFID 125 Khz (LF) + RFID 13.56 Mhz (HF) + RFID 2.4 Ghz (UHF) Tốc độ đọc: < 1ms Khoảng cách: 1m – 100m | Tần số: + 13.56 Mhz Tốc độ đọc: <1ms Khoảng cách: 0cm-10cm |
Dữ liệu | Truyền ID của thẻ RFID ( RFID Tag) | Truyền tải nhiều dạng dữ liệu như hình ảnh, âm thanh… |
Ứng dụng | + Quản lý kho, quản lý sản phẩm + An ninh + Kiểm soát ra vào … | + Thanh toán bằng Smartphone + Tra cứu thông tin sản phẩm. +Trao đổi dữ liệu. |
Trong tương lai, sự phát triển của công nghệ RFID vào các ứng dụng liên quan đến quản lý chuỗi cung ứng sản phẩm, với độ chính xác cao, nhanh hơn và xa hơn.
Công nghệ NFC sẽ phát triển nhanh hơn trong việc tra cứu thông tin, cách sử dụng sản phẩm nhanh hơn, cũng như phát triển ứng dụng thanh toán tự động bằng NFC. Số lượng thiết bị hỗ trợ NFC lên tới 2,2 tỷ và năm 2020 và gần 5 tỷ sản phẩm ứng dụng công nghệ NFC.
Bên trên là toàn bộ chia sẻ về công nghệ RFID và NFC. Hy vọng mang đến cho bạn kiến thức cơ bản nhất về 2 công nghệ này.
Cảm ơn các bạn!
Nguồn tham khảo: Blue bite, Wiki.